Thế chấp và Cầm cố. Phân biệt giữa 2 hình thức này?

Thế chấp và Cầm cố là 2 trong số 7 phương thức nhận TSBĐ được đề cập đến trong Nghị định 163/2006/NĐ-CP về Giao dịch bảo đảm và Bộ luật Dân sự 2005 (Điều 318) quy định các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự. 7 phương thức bao gồm:
  1. Thế chấp
  2. Cầm cố
  3. Đặt cọc
  4. Ký cược
  5. Ký quỹ
  6. Bảo lãnh
  7. Tín chấp
Trong thực tế, 2 hình thức Thế chấp và Cầm cố rất hay gặp, và dễ bị lầm tưởng. Sau đây, ThiNganHang sẽ phân biệt giúp các bạn về sự khác nhau giữa 2 hình thức này.

Về THẾ CHẤP
Điều 342, Bộ luật Dân sự năm 2005 có nêu: “Thế chấp tài sản là viêc một bên (bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự đối với bên kia (bên nhận thế chấp) và không chuyển giao tài sản đó cho bên nhận thế chấp”. Tài sản thế chấp do khách hàng vay giữ, các bên có thể thỏa thuận giao cho người thứ ba giữ tài sản thế chấp.

Thế chấp có một số đặc điểm sau:
  • KH không đưa TS cho NH mà vẫn có quyền sử dụng TS đó (chỉ đưa Giấy chứng nhận quyền sở hữu TS đó cho NH thôi). (VD: Nhà/đất... KH vẫn dùng để ở hoặc cho thuê). Việc xử lý TS thế chấp phức tạp hơn so với TS cầm cố.
  • TS cầm cố có thể của chính người vay hoặc Bên thứ ba.
  • TS thế chấp phải được định kỳ kiểm tra vì NH ko giữ mà KH giữ -> Nhận thế chấp rủi ro hơn cầm cố
  • TS thế chấp thường là BĐS, có thể đã hình thành hoặc hình thành trong tương lai (tức bây giờ chưa có, vay xong họ mua thì sẽ có)
  • Hầu hết các loại thế chấp đều phải đăng ký GDBĐ.
  • TS thế chấp thường là những TS lớn, to như: đất, nhà, xe ô tô,... Như vậy, cầm cố, thế chấp,... chỉ là 2 trong rất nhiều hình thức đảm bảo của TS. Nếu Cầm cố xe ô tô thì NH giữ, còn nếu thế chấp xe ô tô thì khách giữ, NH cầm đăng ký xe.

Về CẦM CỐ

Điều 326, Bộ luật Dân sự năm 2005 định nghĩa: “Cầm cố là việc một bên (sau đây gọi là bên cầm cố) giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận cầm cố) để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự”. Cầm cố tài sản được hiểu là việc khách hàng (bên vay vốn) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình giao cho TCTD (bên cho vay) để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ trả nợ.

Cầm cố có một số đặc điểm sau:
  • KH đưa quyền sở hữu TSBĐ cho ngân hàng, NH chỉ cầm hộ (giữ tại kho NH thuê, hoặc bên thứ 3, phí thuê kho/bảo vệ tuỳ theo thoả thuận), NH không được sử dụng TS đó. Tuy nhiên, tùy theo thỏa thuận trong Hợp đồng cầm cố, khi KH không trả được nợ thì NH có quyền xử lý TS cầm cố để trả món nợ đến hạn tại NH.
  • TS cầm cố là của chính người vay.
  • TS cầm cố không cần phải kiểm tra sau vay vì NH giữ rồi -> Nhận cầm cố an toàn hơn.
  • TS cầm cố thường là động sản.
  • Trừ "Cầm cố tàu bay, tàu biển" là phải đăng ký GDBĐ, còn lại các loại cầm cố khác không cần (Theo NĐ 83/2010/NĐ-CP)
  • TS cầm cố thường là những TS nhỏ, dễ cầm nắm, mang vác như: Giấy tờ có giá, Vàng bạc, đá quý, Sổ tiết kiệm, hàng hoá,...

ThiNganHang.com

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Thứ Ba, 28 tháng 6, 2016

Thế chấp và Cầm cố. Phân biệt giữa 2 hình thức này?

Thế chấp và Cầm cố là 2 trong số 7 phương thức nhận TSBĐ được đề cập đến trong Nghị định 163/2006/NĐ-CP về Giao dịch bảo đảm và Bộ luật Dân sự 2005 (Điều 318) quy định các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự. 7 phương thức bao gồm:
  1. Thế chấp
  2. Cầm cố
  3. Đặt cọc
  4. Ký cược
  5. Ký quỹ
  6. Bảo lãnh
  7. Tín chấp
Trong thực tế, 2 hình thức Thế chấp và Cầm cố rất hay gặp, và dễ bị lầm tưởng. Sau đây, ThiNganHang sẽ phân biệt giúp các bạn về sự khác nhau giữa 2 hình thức này.

Về THẾ CHẤP
Điều 342, Bộ luật Dân sự năm 2005 có nêu: “Thế chấp tài sản là viêc một bên (bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự đối với bên kia (bên nhận thế chấp) và không chuyển giao tài sản đó cho bên nhận thế chấp”. Tài sản thế chấp do khách hàng vay giữ, các bên có thể thỏa thuận giao cho người thứ ba giữ tài sản thế chấp.

Thế chấp có một số đặc điểm sau:
  • KH không đưa TS cho NH mà vẫn có quyền sử dụng TS đó (chỉ đưa Giấy chứng nhận quyền sở hữu TS đó cho NH thôi). (VD: Nhà/đất... KH vẫn dùng để ở hoặc cho thuê). Việc xử lý TS thế chấp phức tạp hơn so với TS cầm cố.
  • TS cầm cố có thể của chính người vay hoặc Bên thứ ba.
  • TS thế chấp phải được định kỳ kiểm tra vì NH ko giữ mà KH giữ -> Nhận thế chấp rủi ro hơn cầm cố
  • TS thế chấp thường là BĐS, có thể đã hình thành hoặc hình thành trong tương lai (tức bây giờ chưa có, vay xong họ mua thì sẽ có)
  • Hầu hết các loại thế chấp đều phải đăng ký GDBĐ.
  • TS thế chấp thường là những TS lớn, to như: đất, nhà, xe ô tô,... Như vậy, cầm cố, thế chấp,... chỉ là 2 trong rất nhiều hình thức đảm bảo của TS. Nếu Cầm cố xe ô tô thì NH giữ, còn nếu thế chấp xe ô tô thì khách giữ, NH cầm đăng ký xe.

Về CẦM CỐ

Điều 326, Bộ luật Dân sự năm 2005 định nghĩa: “Cầm cố là việc một bên (sau đây gọi là bên cầm cố) giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận cầm cố) để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự”. Cầm cố tài sản được hiểu là việc khách hàng (bên vay vốn) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình giao cho TCTD (bên cho vay) để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ trả nợ.

Cầm cố có một số đặc điểm sau:
  • KH đưa quyền sở hữu TSBĐ cho ngân hàng, NH chỉ cầm hộ (giữ tại kho NH thuê, hoặc bên thứ 3, phí thuê kho/bảo vệ tuỳ theo thoả thuận), NH không được sử dụng TS đó. Tuy nhiên, tùy theo thỏa thuận trong Hợp đồng cầm cố, khi KH không trả được nợ thì NH có quyền xử lý TS cầm cố để trả món nợ đến hạn tại NH.
  • TS cầm cố là của chính người vay.
  • TS cầm cố không cần phải kiểm tra sau vay vì NH giữ rồi -> Nhận cầm cố an toàn hơn.
  • TS cầm cố thường là động sản.
  • Trừ "Cầm cố tàu bay, tàu biển" là phải đăng ký GDBĐ, còn lại các loại cầm cố khác không cần (Theo NĐ 83/2010/NĐ-CP)
  • TS cầm cố thường là những TS nhỏ, dễ cầm nắm, mang vác như: Giấy tờ có giá, Vàng bạc, đá quý, Sổ tiết kiệm, hàng hoá,...

ThiNganHang.com

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét