Công cụ dụng cụ

1. Công cụ dụng cụ là gì:
- Công cụ dụng cụ là những tài sản không đủ các tiêu chuẩn về giá trị, thời gian sử dụng quy định đối với tài sản cố định thì được ghi nhận là Công cụ dụng cụ.
- Theo Thông tư 45/2006/TT-BTC những tài sản có giá trị > 30tr là tài sản cố định. Như vậy những tài sản có giá trị < 30tr (29,999tr) là Công cụ dụng cụ.
2. Cách tính phân bổ công cụ dụng cụ:
- Vì giá trị của Công cụ dụng cụ là tương đối lớn nên sẽ tham gia vào nhiều kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh của DN. Vì vậy kế toán phải tiến hành phân bổ công cụ dụng cụ sao cho phù hợp với tình hình thực tế của DN tuân thủ nguyên tắc phù hợp: 1 Doanh thu đi với 1 Chí phí.
- Bản chất của Phân bổ CCDC là việc đi xác định Giá trị của CCDC đã được dịch chuyển vào Chi phí của từng kỳ mục đích phục vụ cho quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của DN. Việc Phân bổ CCDC được thực hiện theo tình hình thực tế của Doanh nghiệp.
- Thời gian phân bổ một công cụ dụng cụ không được quá 2 năm = 24 tháng (Điều 6, Khoản 2.2, Thông tin 123/2012TT-BTC)
3. Các cách phân bổ công cụ dụng cụ:
- Không giống như TSCD, để phân bổ CCDC chúng ta dựa vào giá trị và thời gian sử dụng thực tế của DN ( nhưng không quá 24 tháng)
Công cụ dụng cụ có thể được phân loại làm:
- Với những CCDC có giá trị nhỏ, kế toán đưa luôn vào chi phí của tháng đó.
- CCDC phân bổ 2 kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh của DN với tỷ lệ 50 – 50: lần đầu là khi đưa vào sử dụng và 50% còn lại là khi hỏng.
- CCDC phân bổ nhiều kỳ: chúng ta sẽ lập 1 bảng phân bổ CCDC và phân bổ theo giá trị và thời gian sử dụng thực tế của DN ( nhưng không quá 24 tháng)
4. Phương pháp hạch toán vài nghiệp vụ chủ yếu:
a)    Mua công cụ dụng cụ
Tùy thuộc vào tính chất của CCDC mà kế toán mua hàng có thể nhập kho hoặc chuyển thẳng cho bộ phận tiêu dùng.
+ Nếu là mua hàng nhập kho, kế toán ghi: Nợ TK 153, Có TK 331/111/ …
+ Nếu là mua hàng chuyển thẳng vào dùng, kế toán ghi: Nợ TK 142, Có TK 331/ 111/ …
b)    Xuất dùng
Kế toán thực hiện việc xuất kho, ghi: Nợ TK 142, Có 153
Ghi chú: Bước này có thể bỏ qua nếu ở bước 1 đã thực hiện việc chuyển thẳng cho tiêu dùng.
c)    Quản lý danh mục CCDC & xác định phương pháp phân bổ
Kế toán CCDC phải lập danh mục CCDC, khai báo các thông tin như: số kỳ phân bổ, tài khoản phân bổ, tính chất chi phí, phòng ban quản lý,…
Ghi chú: Bước này kế toán chỉ lập sổ theo dõi CCDC mà thôi, chứ không phát sinh bút toán.
d)    Phân bổ CCDC
Hàng tháng, căn cứ vào mục đích và tính chất sử dụng CCDC đã được khai báo ở bước 3 mà chúng ta sinh bút toán phân bổ chi phí, bút toán đó là:
Nợ TK 627/641/642, Có TK 142
e) Thanh lý công cụ dụng cụ
Đối với công cụ dụng cụ khi thanh lý các bạn xuất hóa đơn như thanh lý TSCĐ nhé
Nợ TK 111 số tiền thu được
   Có TK 3331  Thuế (nếu DN hạch toán theo phương pháp khấu trừ)
   Có TK 711

Nợ TK 811 giá trị còn lại chưa phân bổ của CCDC
    Có TK 142 giá trị còn lại chưa phân bổ của CCDC
f)    Báo hỏng CCDC
Bước này có thể không xảy ra, nếu không hỏng. Nếu có CCDC bị báo hỏng thì kỳ đó sẽ trích toàn bộ giá trị còn lại (số dư 142 tương ứng với CCDC) vào chi phí.
Ghi chú: Việc báo hỏng không làm phát sinh bút toán, việc này được thực hiện trong tháng và trước khi thực hiện phân bổ cho tháng đó.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Thứ Năm, 30 tháng 6, 2016

Công cụ dụng cụ

1. Công cụ dụng cụ là gì:
- Công cụ dụng cụ là những tài sản không đủ các tiêu chuẩn về giá trị, thời gian sử dụng quy định đối với tài sản cố định thì được ghi nhận là Công cụ dụng cụ.
- Theo Thông tư 45/2006/TT-BTC những tài sản có giá trị > 30tr là tài sản cố định. Như vậy những tài sản có giá trị < 30tr (29,999tr) là Công cụ dụng cụ.
2. Cách tính phân bổ công cụ dụng cụ:
- Vì giá trị của Công cụ dụng cụ là tương đối lớn nên sẽ tham gia vào nhiều kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh của DN. Vì vậy kế toán phải tiến hành phân bổ công cụ dụng cụ sao cho phù hợp với tình hình thực tế của DN tuân thủ nguyên tắc phù hợp: 1 Doanh thu đi với 1 Chí phí.
- Bản chất của Phân bổ CCDC là việc đi xác định Giá trị của CCDC đã được dịch chuyển vào Chi phí của từng kỳ mục đích phục vụ cho quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của DN. Việc Phân bổ CCDC được thực hiện theo tình hình thực tế của Doanh nghiệp.
- Thời gian phân bổ một công cụ dụng cụ không được quá 2 năm = 24 tháng (Điều 6, Khoản 2.2, Thông tin 123/2012TT-BTC)
3. Các cách phân bổ công cụ dụng cụ:
- Không giống như TSCD, để phân bổ CCDC chúng ta dựa vào giá trị và thời gian sử dụng thực tế của DN ( nhưng không quá 24 tháng)
Công cụ dụng cụ có thể được phân loại làm:
- Với những CCDC có giá trị nhỏ, kế toán đưa luôn vào chi phí của tháng đó.
- CCDC phân bổ 2 kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh của DN với tỷ lệ 50 – 50: lần đầu là khi đưa vào sử dụng và 50% còn lại là khi hỏng.
- CCDC phân bổ nhiều kỳ: chúng ta sẽ lập 1 bảng phân bổ CCDC và phân bổ theo giá trị và thời gian sử dụng thực tế của DN ( nhưng không quá 24 tháng)
4. Phương pháp hạch toán vài nghiệp vụ chủ yếu:
a)    Mua công cụ dụng cụ
Tùy thuộc vào tính chất của CCDC mà kế toán mua hàng có thể nhập kho hoặc chuyển thẳng cho bộ phận tiêu dùng.
+ Nếu là mua hàng nhập kho, kế toán ghi: Nợ TK 153, Có TK 331/111/ …
+ Nếu là mua hàng chuyển thẳng vào dùng, kế toán ghi: Nợ TK 142, Có TK 331/ 111/ …
b)    Xuất dùng
Kế toán thực hiện việc xuất kho, ghi: Nợ TK 142, Có 153
Ghi chú: Bước này có thể bỏ qua nếu ở bước 1 đã thực hiện việc chuyển thẳng cho tiêu dùng.
c)    Quản lý danh mục CCDC & xác định phương pháp phân bổ
Kế toán CCDC phải lập danh mục CCDC, khai báo các thông tin như: số kỳ phân bổ, tài khoản phân bổ, tính chất chi phí, phòng ban quản lý,…
Ghi chú: Bước này kế toán chỉ lập sổ theo dõi CCDC mà thôi, chứ không phát sinh bút toán.
d)    Phân bổ CCDC
Hàng tháng, căn cứ vào mục đích và tính chất sử dụng CCDC đã được khai báo ở bước 3 mà chúng ta sinh bút toán phân bổ chi phí, bút toán đó là:
Nợ TK 627/641/642, Có TK 142
e) Thanh lý công cụ dụng cụ
Đối với công cụ dụng cụ khi thanh lý các bạn xuất hóa đơn như thanh lý TSCĐ nhé
Nợ TK 111 số tiền thu được
   Có TK 3331  Thuế (nếu DN hạch toán theo phương pháp khấu trừ)
   Có TK 711

Nợ TK 811 giá trị còn lại chưa phân bổ của CCDC
    Có TK 142 giá trị còn lại chưa phân bổ của CCDC
f)    Báo hỏng CCDC
Bước này có thể không xảy ra, nếu không hỏng. Nếu có CCDC bị báo hỏng thì kỳ đó sẽ trích toàn bộ giá trị còn lại (số dư 142 tương ứng với CCDC) vào chi phí.
Ghi chú: Việc báo hỏng không làm phát sinh bút toán, việc này được thực hiện trong tháng và trước khi thực hiện phân bổ cho tháng đó.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét