Giám sát hoạt động tài chính (phần 2)
Giám sát dòng tiền và tính thanh khoản
Dòng tiền và các chỉ số thanh khoản cho phép bạn đánh giá số lượng vốn lưu động doanh nghiệp của bạn có và tính toán khả năng trả nợ như thế nào trong ngắn và trung hạn
Tỷ số vốn lưu động
Tỷ số vốn lưu động còn được gọi là “tỷ số thanh khoản hiện thời” và là một trong những thước đó tài chính tốt nhất được biết đến. Nó cho biết bạn có bao nhiêu tiền để sẵn sàng trả cho các chủ nợ. Việc tính toán rất đơn giản:
Vốn lưu động = Tài sản ngắn hạn ÷ nợ ngắn hạn
Ví dụ, nếu tài sản của doanh nghiệp của bạn hiện tại là $ 300.000 và nợ ngắn hạn là $ 220.000 thì tỷ số vốn lưu động của doanh nghiệp sẽ là $ 300.000 ÷ 220.000 $ = 1,36.
Bạn có thể sử dụng tỷ số này để xác định xem tài sản hiện có của doanh nghiệp có đủ để thanh toán các khoản nợ hiện tại không trong điều kiện có trước một biên an toàn cho các tổn thất không lường trước (như mức độ chứng khoán giảm hoặc đối mặt với các khoản nợ khó đòi).
Tỉ số vốn lưu động càng cao thì càng tốt. Một tỷ số ít nhất là 2 cho thấy bạn có tài sản gấp đôi so với các khoản nợ và cũng cho thấy doanh nghiệp của bạn đang ở trong tình trạng tốt. Một tỷ số vốn lưu động nhỏ hơn 1 cho biết doanh nghiệp của bạn có thể sẽ gặp rủi ro.
Tỉ số tài sản khả hoán (hay tỷ số thanh khoản)
Còn được gọi là tỷ số thanh khoản – cho biết khả năng thanh toán của doanh nghiệp hoặc khả năng đáp ứng các điều kiện ràng buộc ngay lập tức. Ví dụ, với một doanh nghiệp có tài sản $150.000, chứng khoán và các tài sản khác là $40.000 và nợ phải trả là $ 55.000 thì tỷ số thanh khoản được tính như sau:
Tỷ số thanh khoản = (Tài sản hiện hành – Hàng tồn kho) ÷ nợ ngắn hạn
= ($ 150,000 - $ 40.000) ÷ $ 45.000 = $ 110.000 ÷ $ 75.000 = 1,47
Khi tính toán tỷ số này, điều quan trọng cần biết là tài sản hiện hành chỉ bao gồm tiền mặt hoặc tài sản có tính thanh khoản cao (có thể dễ dàng chuyển thành tiền mặt). Nợ chỉ bao gồm những khoản nợ ngắn hạn cần phải được đáp ứng một cách nhanh chóng khi đáo hạn.
Bạn nên nhắm mục tiêu cho một tỷ lệ là 1:1 hoặc cao hơn. Nếu phần lớn các tài sản hiện tại của bạn là tài sản nợ và doanh nghiệp thuộc mô hình trả nợ trễ thì tỷ số thanh khoản của bạn sẽ phải cao.
Đánh giá rủi ro và lợi nhuận
Bạn có thể sử dụng tỷ số rủi ro và lợi nhuận để đánh giá mức độ thành công trong đầu tư của doanh nghiệp của bạn là như thế nào và những ảnh hưởng có thể có nếu đầu tư nhiều hơn vào một mảng cụ thể nào đấy của doanh nghiệp.
Tỉ số lợi nhuận từ đầu tư
Tỷ số lợi nhuận từ đầu tư có lẽ là tỷ lệ đầu tư quan trọng nhất vì chúng đo lường lợi nhuận trên các khoản đầu tư vào các quỹ của doanh nghiệp của chính bạn. Điều này sẽ giúp bạn đánh giá mức độ thành công trong đầu tư và định hướng các quyết định về đầu tư nhiều hơn trong các lĩnh vực sinh lời của doanh nghiệp.
Nếu doanh nghiệp của bạn có $120.000 lợi nhuận trước thuế và $ 90.000 tài sản (đã trừ các khoản nợ) thì tỷ số lợi nhuận từ đầu tư sẽ là:
Tỷ lệ lợi nhuận đầu tư = Lợi nhuận ròng trước thuế ÷ tổng tài sản = $ 120.000 ÷ $ 90.000 = 1,33
Tỷ lệ này cho thấy sự biểu hiện về hiệu quả của doanh nghiệp của bạn trong việc tạo ra lợi nhuận. Tỷ lệ càng cao , lợi nhuận từ tài sản càng lớn.
Nếu tỷ lệ lợi nhuận từ đầu tư thấp hơn so với tỷ lệ lợi nhuận từ các khoản đầu tư thay thế không có rủi ro , chẳng hạn như là một tài khoản tiết kiệm ngân hàng hoặc các đầu tư khác vào ngân hàng, thì bạn có thể cần phải làm việc với một cố vấn kinh doanh để xem xét lựa chọn đầu tư thay thế.
Đo lường vòng quay và doanh số bán hàng
Bất kỳ doanh nghiệp thành công nào cũng đòi hỏi chủ nhân của nó phải quản lý vòng quay và doanh thu một cách cẩn thận. Bạn có thể sử dụng tỉ số vòng quay hàng tồn kho và doanh thu bán hàng để tìm hiểu bạn đang quản lý các loại sản phẩm bạn bán như thế nào.
Tỉ số vòng quay hàng tồn kho
Tỷ số này cho thấy doanh nghiệp của bạn quản lý mức hàng tồn kho như thế nào. Tỷ số vòng quay hàng tồn kho là tốc độ mà một doanh nghiệp bán lẻ luân chuyển hàng tồn kho của mình. Nó so sánh doanh thu bán hàng với giá trị hàng tồn kho và được tính bằng công thức sau đây:
Vòng quay hàng tồn kho =
= giá vốn hàng bán ÷ hàng tồn kho bình quân (0,5 x hàng tồn đầu kì + hàng tồn kho cuối kì )
Để sử dụng công thức này, trước tiên bạn sẽ cần phải tính toán mức hàng tồn kho trung bình bằng cách cộng mức hàng tồn kho đầu kì và cuối kì rồi sau đó chia cho 2.
Vòng quay hàng tồn kho càng cao càng tốt. Vòng quay hàng tồn kho tăng tức là lợi tức đầu tư tốt hơn. Bạn cũng có thể sử dụng tỷ số này để đánh giá hiệu quả của bất kỳ chiến lược kinh doanh nào mà bạn đang cố gắng thực hiện, ví dụ như thiết kế sản phẩm mới hoặc một sự thúc đẩy tiếp thị.
Tỉ số giữa chi phí nguyên vật liệu và doanh thu bán hàng
Tỉ lệ giữa nguyên vật liệu và doanh thu bán hàng cho biết bao nhiêu đô la doanh thu tạo ra sẽ được tiêu dùng để chi trả các chi phí về nguyên vật liệu trực tiếp.
Công thức là:
Tỉ lệ nguyên vật liệu trực tiếp và doanh thu bán hàng = (Chi phí vật liệu trực tiếp x 100) ÷ Doanh thu
Với một doanh nghiệp có chi phí vật liệu là 85.000 USD và doanh thu là $ 145.000, tỷ lệ nguyên vật liệu trực tiếp trên doanh thu bán hàng sẽ chỉ ra rằng 58,6% của mỗi lần bán hàng được tiêu dùng để chi trả cho vật liệu trực tiếp.
Tỉ lệ chi phí nhân công trong doanh thu
Tỉ lệ này cho biết bao nhiêu cent trong một đô la doanh thu được tạo ra dùng để chi cho lao động trực tiếp. Công thức là:
Tỉ lệ chi phí nhân công trong doanh thu = (chi phí lao động trực tiếp x 100) ÷ Doanh thu
Ví dụ, một doanh nghiệp có chi phí lao động là $85.000 và doanh thu $190.000 thì tỉ lệ chí phí nhân công trong doanh thu (44,7%) cho biết cứ 1$ doanh thu thì có gần 48 cent được chi tiêu cho chi phí lao động trực tiếp.
Tỉ lệ chi phí chung trong doanh thu bán hàng
Tỉ lệ cho biết bao nhiêu phần của một đô la thu được đã được sử dụng để chi trả cho các chi phí chung (như tiền thuê nhà, điện, khí đốt và các chi phí khác). Công thức là:
Tỷ lệ chi phí chung và doanh thu = (tổng chi phí chung x 100) ÷ doanh thu
Ví dụ, với một doanh nghiệp có tổng phí là $20.000 và doanh thu $245.000 thì tỷ lệ chi phí chung trong doanh thu (8,1%) cho biết cứ 1$ doanh thu sẽ mất 8,1 cent dành cho các chi phí chung.
Giám sát các tỷ số phi tài chính
Tỷ số phi tài chính là tỷ số mà trong đó con số không được thể hiện bằng tiền. Có rất nhiều loại tỷ số phi tài chính.
Tỷ lệ thay thế nhân viên
Một ví dụ của một tỷ số phi tài chính là tỷ lệ thay thế nhân viên. Điều này có thể giúp bạn đánh giá mức độ hài lòng của nhân viên. Tỷ lệ thay thế nhân viên là một tỷ lệ phần trăm được tính theo công thức:
Tỷ lệ thay thế nhân viên = (số lượng nhân viên, những người rời đi x 100) ÷ tổng số nhân viên
Nếu 12 người đã bỏ việc ở doanh nghiệp của bạn trong một khoảng thời gian nhất định và bạn có tổng cộng 65 nhân viên thì tỷ lệ thay thế nhân viên trong khoảng thời gian đó sẽ là 18,5%.
Tỷ lệ thay thế nhân viên cao có thể cho biết nhân viên của bạn không được thỏa mãn/ hài lòng tại nơi làm việc. Hãy cố gắng giải quyết những vấn đề có thể giúp bạn giảm thiểu thời gian và công sức để tuyển những nhân viên mới.
Những tỷ số phi tài chính khác
Những tỷ số phi tài chính bao gồm:
- Tỷ lệ trả lại sản phẩm – mức mà tại đó một sản phẩm cụ thể bị trả lại do bị lỗi hoặc những vấn đề không mong muốn
- Tỷ lệ khách hàng đặt thêm sản phẩm – mức mà tại đó khách hàng đến với doanh nghiệp hoặc đặt thêm các sản phẩm cụ thể.
- Tỷ lệ vắng mặt- mức mà tại đó các nhân viên cụ thể vắng mặt tại nơi làm việc, hay tỷ lệ vắng mặt tổng thể tại doanh nghiệp của bạn
- Tỷ lệ nghỉ phép do chấn thương - số lượng thời gian nghỉ phép của nhân viên cần có do bị chấn thương tại nơi làm việc
- Tỷ lệ thực hiện các chỉ số hoạt động kinh doanh chính - tỷ lệ mà tại đó các chỉ số hoạt động kinh doanh chính một bộ phận nào đó thực hiện cụ thể cho một sản phẩm nào hoặc trên toàn doanh nghiệp.
kienthucdoanhnhan.vn Dịch và hiệu chỉnh từ nguyên bản tiếng Anh
Nguồn: Thông tin cho doanh nhân, Bang Queensland, Úc
Giám sát hoạt động tài chính (phần 2)
Giám sát dòng tiền và tính thanh khoản
Dòng tiền và các chỉ số thanh khoản cho phép bạn đánh giá số lượng vốn lưu động doanh nghiệp của bạn có và tính toán khả năng trả nợ như thế nào trong ngắn và trung hạn
Tỷ số vốn lưu động
Tỷ số vốn lưu động còn được gọi là “tỷ số thanh khoản hiện thời” và là một trong những thước đó tài chính tốt nhất được biết đến. Nó cho biết bạn có bao nhiêu tiền để sẵn sàng trả cho các chủ nợ. Việc tính toán rất đơn giản:
Vốn lưu động = Tài sản ngắn hạn ÷ nợ ngắn hạn
Ví dụ, nếu tài sản của doanh nghiệp của bạn hiện tại là $ 300.000 và nợ ngắn hạn là $ 220.000 thì tỷ số vốn lưu động của doanh nghiệp sẽ là $ 300.000 ÷ 220.000 $ = 1,36.
Bạn có thể sử dụng tỷ số này để xác định xem tài sản hiện có của doanh nghiệp có đủ để thanh toán các khoản nợ hiện tại không trong điều kiện có trước một biên an toàn cho các tổn thất không lường trước (như mức độ chứng khoán giảm hoặc đối mặt với các khoản nợ khó đòi).
Tỉ số vốn lưu động càng cao thì càng tốt. Một tỷ số ít nhất là 2 cho thấy bạn có tài sản gấp đôi so với các khoản nợ và cũng cho thấy doanh nghiệp của bạn đang ở trong tình trạng tốt. Một tỷ số vốn lưu động nhỏ hơn 1 cho biết doanh nghiệp của bạn có thể sẽ gặp rủi ro.
Tỉ số tài sản khả hoán (hay tỷ số thanh khoản)
Còn được gọi là tỷ số thanh khoản – cho biết khả năng thanh toán của doanh nghiệp hoặc khả năng đáp ứng các điều kiện ràng buộc ngay lập tức. Ví dụ, với một doanh nghiệp có tài sản $150.000, chứng khoán và các tài sản khác là $40.000 và nợ phải trả là $ 55.000 thì tỷ số thanh khoản được tính như sau:
Tỷ số thanh khoản = (Tài sản hiện hành – Hàng tồn kho) ÷ nợ ngắn hạn
= ($ 150,000 - $ 40.000) ÷ $ 45.000 = $ 110.000 ÷ $ 75.000 = 1,47
Khi tính toán tỷ số này, điều quan trọng cần biết là tài sản hiện hành chỉ bao gồm tiền mặt hoặc tài sản có tính thanh khoản cao (có thể dễ dàng chuyển thành tiền mặt). Nợ chỉ bao gồm những khoản nợ ngắn hạn cần phải được đáp ứng một cách nhanh chóng khi đáo hạn.
Bạn nên nhắm mục tiêu cho một tỷ lệ là 1:1 hoặc cao hơn. Nếu phần lớn các tài sản hiện tại của bạn là tài sản nợ và doanh nghiệp thuộc mô hình trả nợ trễ thì tỷ số thanh khoản của bạn sẽ phải cao.
Đánh giá rủi ro và lợi nhuận
Bạn có thể sử dụng tỷ số rủi ro và lợi nhuận để đánh giá mức độ thành công trong đầu tư của doanh nghiệp của bạn là như thế nào và những ảnh hưởng có thể có nếu đầu tư nhiều hơn vào một mảng cụ thể nào đấy của doanh nghiệp.
Tỉ số lợi nhuận từ đầu tư
Tỷ số lợi nhuận từ đầu tư có lẽ là tỷ lệ đầu tư quan trọng nhất vì chúng đo lường lợi nhuận trên các khoản đầu tư vào các quỹ của doanh nghiệp của chính bạn. Điều này sẽ giúp bạn đánh giá mức độ thành công trong đầu tư và định hướng các quyết định về đầu tư nhiều hơn trong các lĩnh vực sinh lời của doanh nghiệp.
Nếu doanh nghiệp của bạn có $120.000 lợi nhuận trước thuế và $ 90.000 tài sản (đã trừ các khoản nợ) thì tỷ số lợi nhuận từ đầu tư sẽ là:
Tỷ lệ lợi nhuận đầu tư = Lợi nhuận ròng trước thuế ÷ tổng tài sản = $ 120.000 ÷ $ 90.000 = 1,33
Tỷ lệ này cho thấy sự biểu hiện về hiệu quả của doanh nghiệp của bạn trong việc tạo ra lợi nhuận. Tỷ lệ càng cao , lợi nhuận từ tài sản càng lớn.
Nếu tỷ lệ lợi nhuận từ đầu tư thấp hơn so với tỷ lệ lợi nhuận từ các khoản đầu tư thay thế không có rủi ro , chẳng hạn như là một tài khoản tiết kiệm ngân hàng hoặc các đầu tư khác vào ngân hàng, thì bạn có thể cần phải làm việc với một cố vấn kinh doanh để xem xét lựa chọn đầu tư thay thế.
Đo lường vòng quay và doanh số bán hàng
Bất kỳ doanh nghiệp thành công nào cũng đòi hỏi chủ nhân của nó phải quản lý vòng quay và doanh thu một cách cẩn thận. Bạn có thể sử dụng tỉ số vòng quay hàng tồn kho và doanh thu bán hàng để tìm hiểu bạn đang quản lý các loại sản phẩm bạn bán như thế nào.
Tỉ số vòng quay hàng tồn kho
Tỷ số này cho thấy doanh nghiệp của bạn quản lý mức hàng tồn kho như thế nào. Tỷ số vòng quay hàng tồn kho là tốc độ mà một doanh nghiệp bán lẻ luân chuyển hàng tồn kho của mình. Nó so sánh doanh thu bán hàng với giá trị hàng tồn kho và được tính bằng công thức sau đây:
Vòng quay hàng tồn kho =
= giá vốn hàng bán ÷ hàng tồn kho bình quân (0,5 x hàng tồn đầu kì + hàng tồn kho cuối kì )
Để sử dụng công thức này, trước tiên bạn sẽ cần phải tính toán mức hàng tồn kho trung bình bằng cách cộng mức hàng tồn kho đầu kì và cuối kì rồi sau đó chia cho 2.
Vòng quay hàng tồn kho càng cao càng tốt. Vòng quay hàng tồn kho tăng tức là lợi tức đầu tư tốt hơn. Bạn cũng có thể sử dụng tỷ số này để đánh giá hiệu quả của bất kỳ chiến lược kinh doanh nào mà bạn đang cố gắng thực hiện, ví dụ như thiết kế sản phẩm mới hoặc một sự thúc đẩy tiếp thị.
Tỉ số giữa chi phí nguyên vật liệu và doanh thu bán hàng
Tỉ lệ giữa nguyên vật liệu và doanh thu bán hàng cho biết bao nhiêu đô la doanh thu tạo ra sẽ được tiêu dùng để chi trả các chi phí về nguyên vật liệu trực tiếp.
Công thức là:
Tỉ lệ nguyên vật liệu trực tiếp và doanh thu bán hàng = (Chi phí vật liệu trực tiếp x 100) ÷ Doanh thu
Với một doanh nghiệp có chi phí vật liệu là 85.000 USD và doanh thu là $ 145.000, tỷ lệ nguyên vật liệu trực tiếp trên doanh thu bán hàng sẽ chỉ ra rằng 58,6% của mỗi lần bán hàng được tiêu dùng để chi trả cho vật liệu trực tiếp.
Tỉ lệ chi phí nhân công trong doanh thu
Tỉ lệ này cho biết bao nhiêu cent trong một đô la doanh thu được tạo ra dùng để chi cho lao động trực tiếp. Công thức là:
Tỉ lệ chi phí nhân công trong doanh thu = (chi phí lao động trực tiếp x 100) ÷ Doanh thu
Ví dụ, một doanh nghiệp có chi phí lao động là $85.000 và doanh thu $190.000 thì tỉ lệ chí phí nhân công trong doanh thu (44,7%) cho biết cứ 1$ doanh thu thì có gần 48 cent được chi tiêu cho chi phí lao động trực tiếp.
Tỉ lệ chi phí chung trong doanh thu bán hàng
Tỉ lệ cho biết bao nhiêu phần của một đô la thu được đã được sử dụng để chi trả cho các chi phí chung (như tiền thuê nhà, điện, khí đốt và các chi phí khác). Công thức là:
Tỷ lệ chi phí chung và doanh thu = (tổng chi phí chung x 100) ÷ doanh thu
Ví dụ, với một doanh nghiệp có tổng phí là $20.000 và doanh thu $245.000 thì tỷ lệ chi phí chung trong doanh thu (8,1%) cho biết cứ 1$ doanh thu sẽ mất 8,1 cent dành cho các chi phí chung.
Giám sát các tỷ số phi tài chính
Tỷ số phi tài chính là tỷ số mà trong đó con số không được thể hiện bằng tiền. Có rất nhiều loại tỷ số phi tài chính.
Tỷ lệ thay thế nhân viên
Một ví dụ của một tỷ số phi tài chính là tỷ lệ thay thế nhân viên. Điều này có thể giúp bạn đánh giá mức độ hài lòng của nhân viên. Tỷ lệ thay thế nhân viên là một tỷ lệ phần trăm được tính theo công thức:
Tỷ lệ thay thế nhân viên = (số lượng nhân viên, những người rời đi x 100) ÷ tổng số nhân viên
Nếu 12 người đã bỏ việc ở doanh nghiệp của bạn trong một khoảng thời gian nhất định và bạn có tổng cộng 65 nhân viên thì tỷ lệ thay thế nhân viên trong khoảng thời gian đó sẽ là 18,5%.
Tỷ lệ thay thế nhân viên cao có thể cho biết nhân viên của bạn không được thỏa mãn/ hài lòng tại nơi làm việc. Hãy cố gắng giải quyết những vấn đề có thể giúp bạn giảm thiểu thời gian và công sức để tuyển những nhân viên mới.
Những tỷ số phi tài chính khác
Những tỷ số phi tài chính bao gồm:
- Tỷ lệ trả lại sản phẩm – mức mà tại đó một sản phẩm cụ thể bị trả lại do bị lỗi hoặc những vấn đề không mong muốn
- Tỷ lệ khách hàng đặt thêm sản phẩm – mức mà tại đó khách hàng đến với doanh nghiệp hoặc đặt thêm các sản phẩm cụ thể.
- Tỷ lệ vắng mặt- mức mà tại đó các nhân viên cụ thể vắng mặt tại nơi làm việc, hay tỷ lệ vắng mặt tổng thể tại doanh nghiệp của bạn
- Tỷ lệ nghỉ phép do chấn thương - số lượng thời gian nghỉ phép của nhân viên cần có do bị chấn thương tại nơi làm việc
- Tỷ lệ thực hiện các chỉ số hoạt động kinh doanh chính - tỷ lệ mà tại đó các chỉ số hoạt động kinh doanh chính một bộ phận nào đó thực hiện cụ thể cho một sản phẩm nào hoặc trên toàn doanh nghiệp.
kienthucdoanhnhan.vn Dịch và hiệu chỉnh từ nguyên bản tiếng Anh
Nguồn: Thông tin cho doanh nhân, Bang Queensland, Úc
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét